Nguyên lý thị giác là những định luật được người thiết kế nội thất áp dụng để trình bày một thiết kế sao cho hợp lí, hài hòa, tinh tế và thuận mặt. Một thiết kế được đánh giá đẹp khi nó hội tụ đủ những yếu tố của thị giác. Khi nói đến nguyên lý thị giác chúng ta thường cảm thấy khó hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nắm được những kiến thức về nguyên lý thị giác một cách đơn giản. Thế nào là nguyên lý thị giác? Trong bất kỳ ngành nghệ thuật hay thiết kế, nguyên lý về thị giác luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đây là những quy luật cảm nhận được đúc kết từ cảm nhận vô thức của con người, được hình thành trong quá trình sống và phát triển của chúng ta. Những ngành liên quan về nghệ thuật thì luôn cần đáp ứng được những đòi hỏi của con mắt. Đó là đỏi hỏi về sự hài hòa, thăng bằng, thuận mắt, và chúng cũng mau chán, muốn tìm đến cái mới, cái lạ. Người làm thiết kế nội thất thực hiện công việc cảu mình để hướng đến sự thuận mắt bằng cách thức riêng, cách mới dựa trên các nguyên lý về thị giác. Nói chính xác, nguyên lý thị giác là tập hợp các định luật về thị giác của con người được đúc kết dựa trên những nghiên cứu khoa học về nó. Từ những định luật này, người làm nghệ thuật sẽ đưa ra những sản phẩm đáp ứng được những đòi hỏi của con mắt về cái đẹp. Có những định luật nào trong nguyên lý thị giác? Định luật về khoảng cách là yếu tố thể hiện khoảng cách giữa các hình ảnh khác nhau nhằm tạo nên những tín hiệu khác nhau trong thị giác. Tất cả những nét hay điểm khi có khoảng cách gần nhau có xu hướng tạo thành nhóm sẽ hình thành mối liên kết theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Mối liên kết này phụ thuộc vào khoảng cách của những nét, điểm đó gần hay xa nhau. Những điều này tạo nên những tác động nhất định vào thị giác của người xem, hình thể ở gần nhau bao giờ cũng tác động vào thị giác mạnh hơn so với ở xa. Định luật đồng đẳng: hay còn gọi là định luật của sự giống nhau. Định luật này có nghĩa là tất cả những tín hiệu thị giác có sự giống nhau về hình khối, đường nét, màu sắc đặt cạnh những hình thể khác xen kẽ dù khoảng cách của chúng không gần nhau nhưng vẫn tạo ra mối liên kết với nhau và gây sự chú ý cho thị giác. Điều này nói lên khả năng bao quát hóa của hình thể, những chi tiết nhỏ nhặt được thị giác của con người loại bỏ. Định luật trước và sau có tên gọi khác là định luật hẹp và rộng. Tất cả những tín hiệu thị giác có hình thể nhỏ và khoảng cách hẹp bao giờ cũng được hiển thị ở phần trước của hình ảnh, còn tín hiệu thị giác có hình thể lớn khoảng cách rộng sẽ lùi về phía sau trở thành nền. Định luật của sự khép kín các hình thể giống nhau và bằng nhau sẽ được đặt cạnh nhau thì luôn luôn tạo nên sự khép kín cho thị giác của người nhìn. Từ đó, tạo nên được sự chặt chẽ trong một hình thể mới. Định luật liên tục chính là sự liên kết theo chuỗi giữa các yếu tố trong một bản thiết kế nội thất. Thị giác của con người bị tác động mạnh mẽ và có thể nhận biết bởi các đường nét liên tục, không có sự đứt đoạn. Điều này giúp cho thị giác của con người có sự thống nhất và liên kết chặt chẽ hơn. Định luật liên tưởng: khi một hình thể xuất hiện 1 chiều hoặc 1 phía tạo cho thị giác cảm nhận được một tín hiệu vô hình hiện lên làm chúng ta có thể nhận biết được hình thể đó theo kinh nghiệm. Đây được hiểu là định luật của sự dồn nét của những tín hiệu thẩm mỹ nhằm biểu hiện cảm xúc của cái đẹp. Định luật của sự nhấn: biểu thị khoảng cách giữa các hình thể nhằm gây ấn tượng mạnh cho tổng thể. Nhấn mạnh vào một khu vực cụ thể. Định luật về sự chuyển đổi: khi 2 nhóm hình thể có tỷ lệ kích thước tương đồng nhau cùng xuất hiện trên một mặt phẳng sẽ tạo sự chuyển đổi cho thị giác của người nhìn. Định luật của sự cân xứng song song: Tất cả các tín hiệu thị giác song song xuất hiện khi có các hình thể giống nhau, diện tích bằng nhau, nó tạo nên tính chất cân dối song song và tạo thành nhịp, nhịp được hình thành bởi sự phát triển chuyển động song song về hướng khác. Định luật tương phản: Định luật này xảy ra khi bạn sử dụng cùng lúc các yếu tố mang sự đối lập hay tương phản, hoàn toàn khác biệt nhau. Chúng ta nhận biết sự khác biệt nhờ vào sự tương phản.\ Nguyên lý thị giác trong công việc Ảnh hưởng thị giác tác động rất nhiều đến các công việc liên quan đến màu sắc. Đặc biệt là các những người học thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, thiết kế kiến trúc. Toàn bộ các ngành nghề liên quan đến màu sắc, ánh sáng, bố cục không gian đều có sự tác động của nguyên lý thị giác. Nếu bạn là người đam mê với làm đẹp không gian bằng màu sắc và các thiết kế độc lạ. Bạn có thể tham khảo ngay khóa học thiết kế nội thất tham khảo thêm: https://awe.edu.vn/khoa-ho%CC%A3c-thiet-ke-kien-truc-thu%CC%A3c-hanh https://awe.edu.vn/khoa-hoc-nghe-moc-va-thi-cong-noi-that-do-go-hoc-moc-dan-dung Chia sẻ
Điều Kiện Theo Học Thiết Kế Nội Thất Đại Học Kiến Trúc Hà Nội Là Gì? Bạn đang có kế hoạch tham gia kỳ thi tuyển vào Trường Đại học Kiến trúc ngành Thiết kế nội...
8 Đặc Điểm Chính Của Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Nhật Bản Khi nhắc đến Nhật Bản chúng ta sẽ liên tưởng ngày đến nét kiến trúc đặc trung của người Nhật...
Học Thiết Kế Nội Thất Ở Đâu Tốt Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu Bạn loay hoay tìm kiếm những địa chỉ học thiết kế nội thất ở đâu? học ở đâu là tốt...
Khóa Học Thiết Kế Nội Thất Đúng Mục Đích Phù Hợp Nhất Cho Bạn Lựa chọn khóa học thiết kế nội thất thực sự phù hợp phải là khóa học theo đúng mục đích...
Sinh Viên Nội Thất Kiến Trúc Năm Cuối Nên Học Khóa Học Thiết Kế Nội Thất Ngắn Hạn Đối với sinh viên, thì thời gian của năm cuối của chương trình đào tạo tại Đại học các bạn...